Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, Triệu chứng, Có chữa được không?

Trĩ ngoại là bệnh gì?

Giống như trĩ nội, Bệnh trĩ ngoại cũng được coi là “căn bệnh quốc dân”, có thể bắt gặp ở mọi người, mọi độ tuổi khác nhau. Tuy vậy, nếu như trĩ nội hình thành búi trĩ phía bên trong ống hậu môn, ở vị trí giáp trên đường lược thì trĩ ngoại lại trái ngược hoàn toàn bởi các búi trĩ khi này sẽ nằm ngay cửa hậu, hay nói cách khác là bên ngoài ống hậu môn, gây nên từ hiện tượng ứ huyết do sưng viêm các tĩnh mạch khu vực dưới đường lược.

Ở triệu chứng này, hầu như người bệnh phát hiện mình bị mắc bệnh từ rất sớm bởi họ đã phát giác được vị trí ngay hướng cửa hậu môn của búi trĩ, đồng thời xảy ra những thay đổi rõ rệt, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể như xuất hiện tình trạng viêm, sưng, đau rát, khó chịu, đặc biệt là khi đi đại tiện, thậm chí ngay cả khi ngồi. Cùng với đó, căn bệnh này cũng là yếu tố tác động cực mạnh đến tâm sinh lý của người bệnh, dễ gây căng thẳng, stress trong khi mắc bệnh.

Ảnh minh họa bệnh trĩ ngoại
Ảnh minh họa bệnh trĩ ngoại

Căn bệnh này tuy không quá nguy cấp đến tính mạng nhưng đôi khi cũng để lại nhiều di chứng tai hại như thiếu máu mãn tính hoặc đẩy cao nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng đối với những trường hợp không có liệu pháp điều trị kịp thời mặc dù đã phát hiện ra bệnh, hoặc vì một số lý do nào đó mà làm căn bệnh trở nên nặng, khó chữa trị hơn.

Bệnh trĩ ngoại có mấy cấp độ?

Xét theo tình trạng bệnh, mức độ nặng hay nhẹ, từ báo động nhẹ đến nguy cấp, người ta đã chia căn bệnh này thành 4 cấp độ như sau:

  • Trĩ ngoại cấp độ 1: khi này, các búi trĩ mới bắt đầu được sản sinh và có hiện tượng phình to trong lòng ống hậu môn, khi ra ngoài sẽ cương tụ lại, có thể xảy ra tình trạng xuất huyết khi đi cầu hoặc vận động mạnh.
  • Trĩ ngoại cấp độ 2: ở mức độ này, nếu người bệnh cố gắng rặn phân khi đại tiện, các búi trĩ sẽ có hiện tượng sa ra ngoài theo nguồn chất thải, sau đó tự động thụt vào khi đã vệ sinh xong.
  • Trĩ ngoại cấp độ 3: những búi trĩ vẫn sẽ có xu hướng sa ra ngoài khi đi cầu, nhưng lại không thể tự co lại sau khi quá trình kết thúc mà phải nhờ vào sức đẩy của con người, chúng mới có thể vào trong.
  • Trĩ ngoại cấp độ 4: các cụm trĩ xuất hiện ngày càng nhiều và dày, thường xuyên sa ra ngoài, ngay cả khi không đi đại tiện, thậm chí có những lúc còn gây tắc nghẽn, cản trở sự lưu thông của mạch máu.
4 cấp độ bệnh trĩ ngoại
4 cấp độ bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Tương tự như căn bệnh trĩ nói chung, trĩ ngoại hình thành do một hoặc nhiều lý do, đa số do những nguyên nhân dưới đây:

  • Tình trạng táo bón kéo dài: khi bị táo bón, lượng phân cần thải ra sẽ cứng, khô và vón cục, khó có thể đẩy ra ngoài, từ đây, chúng làm thành tĩnh mạch phải chịu áp lực lớn và độ ma sát khá cao so với bình thường, gây ra giãn các cơ co bóp ở vùng hậu môn, ứ đọng máu, từ đây các búi trĩ hình thành.
  • Thường xuyên vận động nặng: khi làm những công việc nặng trong thời gian dài và lặp đi lặp lại như bốc vác, bưng bê vật nặng, khiêng, mang hàng hóa cồng kềnh,… hoặc đôi khi luyện tập thể thao quá sức cũng là nguyên do dẫn đến căn bệnh trĩ ngoại bởi khi đó, các tĩnh mạch ven theo thành hậu môn cùng các cơ co bóp, nâng đỡ khu vực này phải chịu một lượng áp lực mạnh, bị đè nén dẫn đến tình trạng viêm sưng, tạo thành búi trĩ.
  • Duy trì một tư thế nhất định trong thời gian dài: theo các thống kê gần đây, những người làm những công việc như nhân viên văn phòng, lính gác, tiếp tân, nhân viên bảo vệ,… cs nguy cơ hàng đầu mắc các bệnh về trĩ. Nguyên nhân là do khi đứng, ngồi lâu, khu vực thắt lưng đến hậu môn bị chịu áp lực nhiều và cứ như vậy, các triệu chứng thoái hóa cột sống, trĩ nội, trĩ ngoại, táo bón xuất hiện ngày càng nhiều.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
  • Do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: nhiều người có thói quen ăn uống với lượng dầu mỡ, đường, muối, gia vị, thích dung nạp các loại đồ ăn nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, cồn, cafein như rượu, bia, cà phê, nước ngọt, đồ uống có ga,…. Cùng với đó, lười nạp chất xơ, vitamin như vitamin E, A, C,…dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại bởi thường xuyên bị táo bón, từ đó làm tổn thương khu vực hậu môn, trực tràng.
  • Một vài nguyên nhân khác: nếu bạn đang mắc các bệnh về chuyển hóa như tiểu đường, gout,…hoặc rối loạn nội tiết, đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai thì có thể bạn sẽ mắc triệu chứng đang được nhắc tới. Ngoài ra, triệu chứng này còn do nguồn di truyền hoặc là biến chứng, biểu hiện đầu của bệnh ung thư hậu môn, ung thư trực tràng.

Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại

Sờ thấy, cảm nhận được búi trĩ đang sa ra ngoài hậu môn sau khi đi vệ sinh: dấu hiệu này xuất hiện rất nhiều, hầu như ở tất cả các ca mắc trĩ ngoại bởi nó đã biểu hiện ra ngoài ngay ở cấp độ 1. Một khi đã sờ thấy búi trĩ và cảm nhận được chúng, cũng là lúc người bệnh bắt đầu chịu sự hoành hành từ cảm giác đau rát, ê buốt, khó chịu đến căng thẳng bực tức cực độ vì không thể làm gì để tiêu diệt chúng.

Xảy ra tình trạng xuất huyết ngày càng nhiều: nếu bắt gặp lượng máu đỏ tươi chảy nhiều hoặc từ từ ra khỏi cơ thể bạn qua đường hậu môn sau khi hoặc khi đang đi cầu, hãy đi khám bác sĩ để tìm cách điều trị, khắc phục và cầm máu bởi khả năng cao là bạn đã mắc bệnh trĩ ngoại. Tuy nhiên, ở một số trường hợp mắc căn bệnh này nhưng lại không bị chảy máu, nói chung là do cơ địa của từng người.

Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại
Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại

Đau rát hậu môn: hậu môn bị đau âm ỉ, đau từng cơn hoặc rát xé, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc khi đang ngồi. Đây chính là một trong các dấu hiệu nhận biết rằng bạn đang bị trĩ ngoại.

Hậu môn luôn có cảm giác căng tức, mót rặn: trường hợp người bệnh muốn đi đại tiện ngay cả khi vừa giải quyết xong, luôn luôn trong trạng thái mót, thèm rặn, cơ thể thì căng cứng, đặc biệt là vùng hậu môn, trực tràng.

Bị trĩ ngoại phải làm sao?

Khi đã nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nói trên thì nên đi khám tại các bệnh viện hoặc các phòng khám tư nhân đặc trị để tìm được câu trả lời chính xác: bị hay không bị trĩ ngoại?

Sau khi chắc chắn rằng mình đã mắc căn bệnh trĩ ngoại, đừng lo lắng, tuyệt đối không hoang mang, lo sợ quá mức. Hãy tự nhủ với bản thân rằng mình có thể đẩy lùi, tiêu diệt chúng được. Thực vậy, trên thực tế, nếu phát hiện ra triệu chứng này sớm (khi bệnh đang ở mức độ 1 hoặc 2) thì hoàn toàn có khả năng chữa trị tận gốc. Còn nếu cứ lo lắng, sợ hãi, liên tưởng đến trường hợp xấu nhất, chỉ làm bệnh trở nên nặng hơn, không giải quyết được vấn đề.

Một lưu ý cho người bệnh, nên lựa chọn những phòng khám hoặc cơ quan tư vấn uy tín, chất lượng để điều trị, chẩn đoán bệnh, tránh tình trạng chữa trị sai hướng càng làm rối loạn, khiến tình hình ngày một trở nên xấu đi, khó giải quyết.

Các cách chữa trị bệnh trĩ ngoại hiện nay

Điều trị ngoại khoa

Cùng với các liệu pháp điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa như chích xơ, đốt búi trĩ, thắt dây thun, phẫu thuật longo,… trong số đó, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ luôn là lựa chọn hàng đầu mà các bác sĩ, chuyên gia y tế khuyên làm đối với căn bệnh trĩ ngoại. Không phải tự nhiên mà thế, lý do phẫu thuật trực tiếp cắt bỏ được ưu tiên là vì những búi trĩ hình thành trên khu vực hậu môn – một vùng đặc biệt nhạy cảm của cơ thể, chứa nhiều cơ quan cảm thụ, nếu như áp dụng một số phương pháp điều trị ngoại khoa khác, tuy tỉ lệ thành công tương đương liệu pháp đang được nhắc đến nhưng sau khi tiến hành sẽ để lại cho người bệnh cơn đau khó có thể nào diễn tả nổi trong khoảng thời gian không phải ngắn.

Điều trị ngoại khoa bệnh trĩ ngoại
Điều trị ngoại khoa bệnh trĩ ngoại

Về liệu pháp chữa trị bằng phẫu thuật cắt bỏ trĩ, người ta tiến hành theo các công đoạn và bắt buộc tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Phần được lựa chọn cắt bỏ là những búi trĩ đã sa hẳn ra bên ngoài cùng lớp da niêm mạc bao bọc bên trên, lưu ý trong quá trình cắt trĩ, phải loại bỏ từng cụm nhỏ, không được quá vội vàng mà cắt hết trong một lần.

Trước, trong và sau quá trình phẫu thuật phải luôn chú ý bảo vệ và giữ cho lớp cơ thắt trong nằm bên dưới không bị tổn thương hay có bất kỳ va chạm nào.

Tùy thuộc vào tình trạng cũng như độ lớn của hai mép vết thương mà người tiến hành phẫu thuật có thể khâu đóng hoặc để hở chúng sau khi xong việc. Nếu búi trĩ bị loại bỏ có kích thước nhỏ, có thể áp dụng phương pháp khâu đóng theo chiều dọc, ngược lại, khi búi trĩ kích thước to, nên áp dụng phương pháp khâu đóng theo chiều ngang, hoặc với búi trĩ vòng cũng có thể khâu theo cách bên.

Tuy nhiên, đây nên là phương pháp được lựa chọn cuối cùng. Khi người bệnh đã bước sang giai đoạn 3 hoặc 4 của căn bệnh, xuất hiện tình trạng vô cùng xấu như lở loét vết thương, sưng tấy, phình to cực đại, nhiễm trùng,… hoặc đã điều trị bằng các phương pháp khác nhưng bệnh không hề có biến chuyển tốt thì mới nghĩ đến liệu pháp này. Bởi ít ai có thể chịu được cơn đau sau cắt bỏ búi trĩ.

Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh trĩ ngoại

Ưu điểm lớn khi điều trị bệnh bằng thuốc tây y là bệnh sẽ bị đẩy lùi trong thời gian ngắn nhất có thể. Ngoài ra, không chỉ phụ trách mỗi căn bệnh trĩ ngoại nói riêng, các loại thuốc tây còn kết hợp để chữa trị một số triệu chứng khác liên quan đến hậu môn, đường ruột, viêm, nhiễm, đồng thời cải thiện tình trạng táo bón, đi ngoài, chống viêm, nhiễm.

Trong tây y có rất nhiều loại thuốc công dụng vô cùng tốt đặc trị bệnh trĩ ngoại như tính năng thẩm thấu, kích thích thành mạch bền chắc hơn, giảm mạnh sưng đau, phù nề nơi hậu môn, trực tràng, ngăn chặn xuất huyết, kìm hãm sự tăng trưởng của các búi trĩ,… chính là tác dụng chính mà thuốc uống mang lại. Đối với thuốc bôi và viên đặt trực tiếp, chúng lại hữu hiệu trong việc điều hòa cơn đau, chống viêm, ngừa ngứa, sát trùng, ngăn không cho vi khuẩn hoành hành,… Cụ thể từng loại thuốc và tác dụng của chúng như sau:

Thuốc chống viêm: tùy vào tình trạng viêm nặng hay nhẹ mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc với công năng khác nhau cho bệnh nhân. Đối với các trường hợp viêm sưng nặng, nên dùng liều lượng thấp Corticoid trong khoảng thời gian ngắn. Còn với bệnh nhân bình thường, sử dụng NSAID (Ibuprofen, Diclofenac, Piroxicam,…) là phù hợp nhất. Nhìn chung chúng đều có tác dụng kháng viêm, tấy, hạn chế đau đớn, rát ở khu vực hậu môn.

Điều trị nội khoa bệnh trĩ ngoại
Điều trị nội khoa bệnh trĩ ngoại

Thuốc điều hòa nhu động ruột: với cơ chế là trực tiếp đi vào đường ruột, gìn giữ lượng nước nhất định theo ra cùng chất thải để lượng phân thải ra đạt độ mềm, trơn nhất định, từ đó điều chỉnh nhu động ruột và cải thiện tình trạng táo bón. Cùng với đó, chúng còn mang tác dụng giúp các tĩnh mạch vùng hậu môn tránh khỏi các áp lực từ bên trong lẫn bên ngoài, kích thích nhu động ruột chậm lại, từ đó tần suất đi tiêu giảm đáng kể, khắc phục chứng ỉa chảy, đi ngoài.

Thuốc bôi (thuốc mỡ, thuốc đạn): mang công dụng kịp thời ngay sau khi thoa trực tiếp lên vùng bị tổn thương, chứa các chất làm giảm phù nề và ngăn chặn bội nhiễm như hydrocortisone, kháng sinh,… Từ đây, các búi trĩ sẽ co lại, không còn phình to hay sưng tấy,ngăn ngừa viêm nhiễm đồng thời dọn sạch các “chướng ngại vật” cản trở lối ra của chất thải, giúp lượng phân cần loại bỏ đi ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

Thuốc làm bền thành mạch: nhằm bổ trợ sức mạnh thành mạch, loại thuốc này tác dụng trực tiếp lên thành mạch, không cho kích thước búi trĩ tăng trưởng, đảm bảo không bị vỡ búi trĩ, ngoài ra, sử dụng loại thuốc này sẽ làm mao mạch giảm tính thấm và không còn tình trạng ứ đọng máu nơi hậu môn, trực tràng, tăng cường sức lực mao mạch.

Điều trị giảm triệu chứng

Bệnh nhân có thể giảm bớt sự lan rộng của triệu chứng bằng phương pháp điều trị tại nhà bằng hai cách là đẩy lùi tình trạng đau và ngứa rát phía hậu môn và giảm các triệu chứng khó chịu nói chung.

Giảm đau và ngứa rát khu vực hậu môn:

  • Bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày như thay vì tắm trong nước lạnh thì người mắc trĩ ngoại nên sử dụng nước ấm nóng vệ sinh thân thể hằng ngày. Đồng thời nên ngâm trực tiếp hậu môn vào trong chậu đựng nước có nhiệt độ vừa đủ, không quá nóng cũng không quá lạnh, trong thời gian tầm 20 -30 phút mỗi ngày, hoặc nên làm  theo cách trên sau mỗi lần đi đại tiện để ngăn ngừa những cơn đau rát cũng như điều hòa các búi trĩ vùng hậu môn, trực tràng.
  • Bôi kem lên vết thương cũng là một trong những cách khả thi. Bạn chỉ cần ra hiệu thuốc mua đúng loại kem thoa mà bác sĩ, dược sĩ đã chỉ định và bôi thường xuyên theo hướng dẫn sử dụng đi kèm là được.
  • Để giảm đau, trừ viêm sưng búi trĩ, người ra thường đặt một túi nước đá lên vùng hậu môn, để tầm 15 -20 phút là cơn đau sẽ tan biến giống như độ tan chảy của đá lạnh.

Có thể đẩy lùi các triệu chứng gây khó chịu bằng những cách sau:

  • Chọn tư thế ngồi chính xác khi đi vệ sinh để giảm thiểu tối đa các tổn thương không mong muốn gây ra cho khu vực hậu môn, trực tràng. Theo thực nghiệm nghiên cứu từ các y bác sĩ, tư thế ngồi hợp lý nhất khi đi cầu chính là ngồi xổm, lý do là vì cách ngồi này không chỉ không gây áp lực lên hậu môn mà còn hỗ trợ thúc đẩy lượng phân thải ra nhanh hơn mà chẳng cần rặn hay đau đớn gì. Bạn chỉ cần đặt hai chân lên mặt bồn cầu sao cho thoải mái nhất là được.
  • Một trong những nguyên do dẫn đến tình trạng trĩ ngoại xuất hiện ngày càng nhiều là ngồi lâu, ngồi nhiều và ngồi lên vị trí có bề mặt cứng, gây khó chịu cho hậu môn. Chính vì vậy, để điều trị căn bệnh này, người bệnh nên lót một thứ gì đó mềm mại trước khi ngồi, giả dụ như đệm chẳng hạn. Bằng cách này, sẽ ngăn chặn không cho các búi trĩ mới hình thành, đồng thời trấn áp những búi trĩ cũ đang hoành hành trong hậu môn.
  • Phương pháp tiếp theo bắt buộc người bệnh và kể cả người không mắc trĩ ngoại phải tuân theo chính là luôn giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ, tránh trường hợp vi khuẩn tích tụ gây viêm, nhiễm hậu môn, trực tràng. Rất đơn giản, hằng ngày vệ sinh ít nhất hai lần sáng và tối cho khu vực nhạy cảm này bằng cách rửa sạch với nước ấm kết hợp cùng xà phòng, bạn cũng có thể áp dụng cách ngâm trực tiếp chúng vào nước để cơ thể thêm dễ chịu hơn.
  • Để ngăn ngừa, điều trị triệu chứng này, người bệnh cần hạn chế sự tiếp xúc của các vật thể lạ, gây viêm, sưng đến búi trĩ như quần lót, các loại vải cứng, thô, bẩn,… Bạn nên chọn những đồ lót chất liệu cotton mềm, mỏng, phù hợp với làn da nhạy cảm để không gây kích ứng.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng các mẹo dân gian

Trong y học cổ truyền hay còn gọi là Đông y có rất nhiều phương thuốc chữa trị căn bệnh trĩ ngoại hiệu quả hoặc đơn giản là những mẹo được lưu truyền rộng rãi thông qua truyền đạt lời nói từ các cụ từ thời xa xưa.

Sau đây là một số bài thuốc phổ biến hữu dụng trong chữa trị phòng ngừa cũng như đẩy lùi triệu chứng đang được nhắc đến:

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng các mẹo dân gian
Chữa bệnh trĩ ngoại bằng các mẹo dân gian

Điều trị trĩ ngoại bằng phương thuốc từ lá cây bỏng: Trên cây bỏng có một bộ phận đặc trị bệnh trĩ, mang nhiều công năng như tiêu viêm, ngừa khuẩn, giải độc, hoạt huyết, ngoài ra còn hạn chế tối đa hiện tượng xuất huyết vùng hậu môn, đó là lá bỏng. Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp chế biến sau:

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: lá bỏng (6g), rau sam (6g).

Thực hiện: sau khi rửa sạch các nguyên liệu trên, đem chúng đi sắc với nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: lá bỏng (30g), lá trắc bá (10g), cỏ nhọ nồi (10g), ngải cứu (10g).

Thực hiện: rửa sạch rồi cho tất cả vào nồi sắc với nước, dùng hằng ngày.

Điều trị trĩ ngoại bằng cây diếp cá: không chỉ thanh nhiệt, giải độc, diếp cá còn có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt. Do vậy, dược liệu này được coi là một trong những phương thuốc phổ biến điều trị trĩ ngoại, được nhiều người áp dụng. Chúng ta có thể sử dụng một trong hai bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Sử dụng trực tiếp bằng cách ăn sống như rau, hoặc ép lấy nước uống, hay có thể xay nhuyễn lấy bã đắp lên vùng hậu môn.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: diếp cá (30-40g), nước muối.

Thực hiện: trước khi đưa lên bếp đun sôi thì cho diếp cá đã chuẩn bị ngâm với nước muối. Sau đó lấy nước nóng đã nấu để xông và rửa hậu môn. Lưu ý sau khi rửa xong nên lau sạch bằng khăn khô ráo.

Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Nguyên tắc chung để điều trị cùng như loại bỏ triệu chứng khó ưa này là hạn chế tình trạng táo bón, khó tiêu, phân khô, cứng, to bằng cách:

  • Bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể: Tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình hấp thụ của cơ thể nhưng chất xơ lại mang nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết trong việc thúc đẩy cũng như giúp cho hệ tiêu hóa hạn chế tối đa lớp cặn dư thừa trong đường ruột, bổ sung nước và luôn đồng hành cùng các loại thức ăn trong suốt quá trình biến đổi lý hóa rồi theo lượng phân ra ngoài môi trường. Chất xơ có nhiều trong các loại rau, củ, quả, trái cây như cải bắp, cải bó xôi, bưởi, cam, khoai lang, lúa mạch, các loại đậu, ngũ cốc thường, ngũ cốc nguyên cám,… Tuy vậy, cần lưu ý, để tránh tình trạng đầy hơi, mọi người nên sử dụng hợp lý bằng cách ăn từ từ, không dùng quá nhiều trong một lần.
Bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể
Bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể
  • Uống nhiều nước: Mỗi người nên dùng 1,5 – 2 lít nước hằng ngày để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ của cơ thể. Có thể sử dụng nước lọc tinh khiết, nước khoáng hoặc nước ép từ hoa quả, rau củ, hay thậm chí là nước canh đã đun sôi. Uống nhiều nước, đủ lượng cần thiết sẽ giúp phân mềm, ẩm hơn, không còn tình trạng táo bón, vón cục,… khi đại tiện.
  • Sử dụng thuốc làm mềm phân: trong trường hợp người bệnh bị táo bón nặng, nên dùng loại thuốc trên theo hướng dẫn và liều lượng mà bác sĩ đã kê.
  • Xây dựng thời điểm đại tiện cố định mỗi ngày: Việc duy trì thói quen đi cầu vào một thời điểm trong ngày ảnh hưởng rất tốt đến diễn biến của căn bệnh, đặc biệt là vào buổi sáng. Ngoài ra, người bệnh nên tạo cho mình một tâm thế thoải mái, không nên quá gò bó, căng thẳng, đồng thời hạn chế tình trạng cố tình kéo dài thời gian đi vệ sinh trong mỗi lần.
  • Tập thể dục hằng ngày: đây cũng là một trong những cách gián tiếp thúc đẩy triệu chứng này thuyên giảm đáng kể bởi khi có thói quen vận động mỗi ngày, cơ thể dần trở nên khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ, từ đó khăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ mắc trĩ ngoại.
  • Thường xuyên đi kiểm tra và thăm khám tại các phòng bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.

Cẩn trọng với những biến chứng của bệnh trĩ ngoại:

Khi cố tình ủ bệnh lâu ngày, không có biện pháp điều trị cụ thể hoặc điều trị không hiệu quả, dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm hậu môn, trực tràng. Từ đó xuất hiện nhiều biến chứng như xuất huyết không ngừng, các búi trĩ sưng phồng, sa hẳn ra ngoài thành hậu môn gây đau quằn quại, nhất là trong khi đi cầu do sự giãn nở, trương lên của các tĩnh mạch vùng hậu môn.

Nhìn chung, căn bệnh này tuy không nguy hiểm lớn đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy nên mỗi chúng ta hãy luôn phòng ngừa, không cho triệu chứng có bất kỳ cơ hội nào xâm nhập bằng cách áp dụng những phương pháp trên. Nếu phát hiện ra bất kỳ dầu hiệu nào của bệnh, nên đi khám ngay để được chữa trĩ kịp thời tránh bệnh ngày càng nặng hoặc để lại biến chứng đáng lo ngại.

Xem thêm:

Bệnh nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh ngứa hậu môn: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị