Bệnh ngứa hậu môn: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Hai loại bệnh trĩ điển hình

Ngứa hậu môn là gì?

Ngứa hậu môn là tình trạng đáng bao động và gây tổn thương trực tiếp đến khu vực hậu môn, trực tràng. Và một điều đặc biệt trên thực tế đã chỉ ra, bất kể là ai, dù già hay trẻ, nam hay nữ, dù ở độ tuổi nào, ai cũng đã từng ít nhất 1 lần gặp phải triệu chứng này, nó xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, được xếp vào danh sách các căn bệnh phổ biến thường gặp ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung.

Triệu chứng của bệnh ngứa hậu môn

Khi mắc chứng bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở vùng hậu môn, vô cùng khó chịu, sau đó làm mọi cách để giải tỏa cơn ngứa như đưa tay trực tiếp vào gãi hoặc chà sát phần bị viêm ngứa vào quần áo,…. dẫn đến vùng da ở đó bị tổn thương nặng nề và gây đau đớn khi đại tiện hoặc tiểu tiện.

Hoặc những người có tiền sử hay đã từng mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, xuất hiện lỗ rò, bệnh ngoài da vùng hậu môn, trực tràng,… cũng có khả năng cao bị ngứa ngáy hậu môn. Nói chung, đây là một loại triệu chứng do sự kích thích từ phân hoặc các chất nhầy hậu môn sinh ra kể từ khi vùng da quanh hậu môn bị tổn thương.

Triệu chứng của bệnh ngứa hậu môn
Triệu chứng của bệnh ngứa hậu môn

Tình trạng ngứa rát hậu môn thường diễn biến nặng hơn trong thời điểm vào ban đêm, khi khó chịu cực điểm, nó thường gây kích ứng đến thần kinh của người bệnh, dẫn đến không kìm chế được mà cọ, chà xát vào vết thương, gây đau đớn cực độ, da rát và nóng như bị xé ra thành từng mảnh. Tồi tệ hơn nữa, nếu trực tiếp cào bằng móng tay sắc nhọn có thể gây nhiễm trùng và khiến căn bệnh ngày càng trở nên xấu đi.

Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến ngứa hậu môn

Mắc bệnh trĩ: Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom theo cách gọi dân gian xưa. Biểu hiện đầu tiên khi mắc phải triệu chứng này là gặp tình trạng ngứa nhẹ ở vùng hậu môn. Tiếp đến, một thời gian sau, tình trạng này chuyển sang diễn biến căng thẳng hơn là đau nhức, viêm sưng để hình thành búi trĩ và khi đi vệ sinh sẽ bị chảy máu ngoài vùng và chịu sự đau đớn, rát ở vùng hậu môn. Nói tóm lại, ngứa hậu môn được coi là biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ.

Nứt kẽ hậu môn: Nếu lượng chất xơ được nạp vào cơ thể quá ít so với tiêu chuẩn, đồng thời khi đó, các chất có hại từ những thói quen xấu như hút thuốc lá sẽ khiến vùng hậu môn, khu vực trực tràng của bạn đau rát, nhức nhối, gây khó chịu, ngứa ngáy liên tục trong thời gian dài, sau đó xuất hiện vết nứt dưới ống hậu môn, gọi là triệu chứng nứt kẽ hậu môn.

Vệ sinh hậu môn không sạch: Hậu môn được coi là khu vực chứa nhiều vi khuẩn nhất trên cơ thể bởi trong nó chứa những chất cặn bã, hay còn gọi là phân cần tống ra bên ngoài. Do vậy, nếu đi đại tiểu tiện xong mà vệ sinh vùng kín chưa sạch thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi sinh vật có hại chiếm đóng khu vực này, gây ra ngứa hậu môn.

Nguyên nhân gây ra ngứa hậu môn
Nguyên nhân gây ra ngứa hậu môn

Chế độ ăn uống: nếu bạn có thói quen ăn uống không lành mạnh, hợp lý thì sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường ruột và bao gồm cả triệu chứng ngứa ngáy đường hậu môn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi uống cà phê, các cơ liên kết và nâng đỡ vùng hậu môn sẽ bị giãn ra, dẫn đến lượng phân cần thải sẽ vô thức loen ra bên ngoài, gây ngứa ngáy quanh hậu môn. Ngoài ra, có thể gặp triệu chứng trên nếu sử dụng các thực phẩm sau: những loại đồ ăn, thức uống làm từ sữa, thực phẩm có vị cay, cà chua hoặc các loại trái cây có vị chua, hạt nói chung, socola, bia, rượu, nước tăng lực, coca cola, trà.

Nhiễm khuẩn: hiện tượng ngứa ngáy hậu môn xảy ra do nhiễm trùng có nguồn gốc chính từ các loại vi khuẩn gây hại như vi khuẩn tụ cầu gây nhiễm trùng tụ cầu khuẩn hay trường hợp phát ban đỏ, ngứa quanh hậu môn là do liên cầu khuẩn,…Ta có thể thấy, triệu chứng này có đặc điểm rất giống với nhiễm trùng âm đạo do nấm, đều gây ngứa ngáy khó chịu.

Nhiễm giun kim: Đây là hiện tượng thường gặp nhiều ở trẻ em. Lý do là chúng thường cho tay lên miệng ngậm dẫn đến sự xâm nhập trực tiếp của giun kim đi vào cơ thể, hoặc do ăn đồ tươi sống, mất vệ sinh, không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun kim. Tình trạng ngứa hậu môn do nhiễm giun kim xảy ra khi những con giun cái bắt đầu chui xuống lỗ hậu môn – vùng được coi là thông thoáng và ấm áp thuận lợi cho việc sinh nở của chúng, từ đó gây ra ngứa ngáy trong hậu môn, đặc biệt xảy ra vào ban đêm rất nhiều.

Bệnh lý vùng da hậu môn: khi khu vực quanh hậu môn xuất hiện các vết ửng đỏ, viêm sưng, mọc các mụn nước nhỏ li ti, đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thì bạn nên kiểm tra lại quần lót đang mặc, xà phòng, sữa tắm, những thứ đã tiếp xúc trực tiếp với vùng chịu tổn thương bởi khả năng cao chúng chúng là nguyên nhân gây kích ứng dẫn đến ngứa hậu môn.

Bệnh nhân cần đi khám khi nào?

Tuy ngứa hậu môn chỉ là triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng con người nhưng đôi khi chúng cũng gây ra rất nhiều biến chứng hoặc là giai đoạn đầu, là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào đó.

Người bệnh cần xem xét, cân nhắc đến bệnh viện hoặc gặp nhân viên y tế, dược sĩ nếu gặp phải các tình trạng sau:

  • Sốt cao, không thuyên giảm.
  • Ngứa ngáy hậu môn trong thời gian dài không khỏi (1 – 2 tháng trở lên).
  • Nhận thấy vùng hậu môn có nhiều dịch tiết ra hoặc xung huyết (chảy máu).

Cách điều trị ngứa hậu môn

Để đưa ra hướng điều trị bệnh lý phù hợp, hiệu quả nhất, người bệnh phải phối hợp với bác sĩ và tìm gặp sớm nhất nhằm tìm ra nguyên nhân, khởi nguồn của triệu chứng. Tình trạng cụ thể do nguồn gốc thứ phát hoặc tiềm ẩn sẽ chi phối nhiều đến việc điều trị bệnh. Nói chúng là thói quen vệ sinh hậu môn và việc thiết lập thói quen đó sẽ điều phối quy cách điều trị thông thường sử dụng.

Khu vực tổn thương ở hậu môn sẽ được dùng cách làm giảm kích ứng và chấn thương khi chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. Với mục đích cải thiện tình trạng ngứa rát, khó chịu vùng da quanh hậu môn, người ta đã đưa ra 2 phương pháp để chữa trị như sau:

Điều trị bằng cách sử dụng thuốc bôi: Bôi các loại thuốc mỡ, kem trị thương đặc trị cho vùng hậu môn sẽ đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, khô rát hiệu quả do cơ chế làm mềm, nâng đỡ làn da khu vực nhạy cảm, ngoài ra còn ngăn ngừa sự xâm nhập “bất hợp pháp” của các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh có hại. Người dùng nên bôi kem hoặc thuốc mỡ trực tiếp lên vùng da bị tổn thương ngày 2 – 3 lần, sau khi đi tiểu hoặc đại tiện, nên vệ sinh sạch sẽ hậu môn và làm khô thoáng trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc bôi trị ngứa hậu môn
Thuốc bôi trị ngứa hậu môn

Điều trị bằng cách sử dụng thuốc uống: Trong trường hợp nguyên nhân gây ra bệnh là nhiễm trùng, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để đẩy lùi triệu chứng.

Ngoài ra, có thể áp dụng đồng thời cả hai phương pháp trên để giảm thời gian kéo dài của bệnh. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế chuyên trách trước khi quyết định dùng thuốc hoặc thử bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Mặt khác, đối với những bệnh nhân trên 50 tuổi, khả năng cao đây là triệu chứng đầu tiên của các khối u hoặc polyp đại tràng, người bệnh cần đến bệnh viện để nội soi đại tràng trong thời gian sớm nhất để kịp thời phối hợp chống lại căn bệnh.

Các cách phòng ngừa ngứa hậu môn

Để phòng tránh tình trạng ngứa hậu môn, độc giả cần lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn.
  • Chú ý các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với khu vực hậu môn.
  • Sau khi đi vệ sinh, nên sử dụng các loại giấy mềm mại, không gây kích ứng da.
  • Chọn lựa kỹ càng đồ lót.
  • Khi nhận thấy mình bị nhiễm trùng, nên gặp bác sĩ để tìm cách điều trị sớm nhất.