Bệnh trĩ nội có mấy cấp độ? Có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Trĩ là căn bệnh phổ biến

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là một trong những căn bệnh thường gặp, đứng hàng đầu trong các bệnh lý xảy ra ở hậu môn – trực tràng với hiện tượng các đám rối tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn – trực tràng bị căng giãn quá mức và phình to ra, chèn ép, sưng đỏ các mô khiến quá trình lưu thông của máu bị cản trở, dẫn đến ứ đọng gây hiện tượng viêm tạo thành các búi trĩ bên trong hậu môn, thậm chí búi trĩ phát triển với kích thước lớn dần có nguy cơ bị sa ra ngoài. Cùng tìm hiểu chi tiết thêm về bệnh trĩ nội trong bài viết của Psiq dưới đây nhé.

Tỷ lệ mắc trĩ nội ở Việt Nam
Tỷ lệ mắc trĩ nội ở Việt Nam

Phân loại mức độ và triệu chứng của trĩ nội

Bệnh trĩ nội được phân chia thành 4 cấp độ dựa vào tình trạng sa búi trĩ của người bệnh theo thứ tự nguy hiểm tăng dần và các biểu hiện triệu chứng khác nhau:

  • Cấp độ 1: được coi là giai đoạn khởi phát của bệnh, lúc này búi trĩ còn rất nhỏ, chưa sa ra ngoài hậu môn do đó chưa gây ra nhiều tổn thương và khả năng chữa khỏi bệnh cao hơn. Tuy nhiên tình trạng ra máu vài giọt rất ít khi đi đại tiện thường bị nhầm lẫn với táo bón hoặc người bệnh không chú ý nên đa phần trĩ nội không được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này.
  • Cấp độ 2: Khi bệnh đã chuyển sang cấp độ 2, biểu hiện bệnh rõ ràng hơn: búi trĩ tăng về kích thước, bắt đầu sa xuống và thập thò ở ống hậu môn. Khi đi đại tiện ra máu nhiều hơn, đau rát hơn, búi trĩ lòi ra nhiều hơn sau đó co lại tự thụt vào bên trong. Nếu giai đoạn này không được điều trị, sẽ chuyển biến sang giai đoạn phức tạp, nguy hiểm hơn.

    Các cấp độ của bệnh trĩ nội
    Các cấp độ của bệnh trĩ nội
  • Cấp độ 3: Là thời điểm các tĩnh mạch hậu môn căng giãn quá mức, búi trĩ to và dày hơn, tình trạng sa búi trĩ, cảm giác đau rát, chảy máu khi đi đại tiện nhiều hơn, búi trĩ không tự co hồi sau khi đi đại tiện, mà cần phải dùng tay đẩy vào trong. Thậm chí búi trĩ còn lồi ra ngay cả khi bệnh nhân ngồi hoặc nằm.
  • Cấp độ 4: Giai đoạn này kích thước đã quá to cho nên vị trí nằm của búi trĩ hoàn toàn ở bên ngoài hậu môn và dù có dùng tay đẩy búi trĩ cũng không thể thụt vào bên trong được, chảy máu ngay cả khi không đi đại tiện, ngay khi đi hay đứng khiến người bệnh đau đớn.

Nguyên nhân gây trĩ nội

Bệnh trĩ nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Do đám tĩnh mạch tại vùng hậu môn, trực tràng bị phình gập hoặc thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài khó khăn, người bệnh thường xuyên phải rặn khi đi đại tiện, quá trình này kéo dài gây hình thành búi trĩ.
  • Tiêu chảy và táo bón mãn tính đều là 2 nguyên nhân khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi đại tiện, các cơ vùng hậu môn luôn trong tình trạng bị kích ứng, chịu áp lực rất lớn hoặc ẩm ướt do phải lau chùi nhiều và đó là nguyên nhân hình thành nên bệnh trĩ nội.
  • Do tăng áp lực vào vùng bụng, các đám rối tĩnh mạch ở vùng đại tràng bị chèn ép, giãn nở quá mức gặp ở phụ nữ mang thai, người bệnh phì đại tiền liệt tuyến, người có khối u trong ổ bụng,…ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa và rất dễ bị trĩ nội.

    Các nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội
    Các nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội
  • Đối tượng người cao tuổi, lúc này chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa và các cơ, tĩnh mạch dọc theo ống hậu môn yếu dần, lão hóa. Từ đó, bệnh trĩ nội có cơ hội bùng phát.
  • Những người có tính chất công việc ngồi nhiều, ngồi quá lâu hoặc đứng lâu một chỗ, ít vận động khiến trọng lượng cơ thể dồn xuống vùng hậu môn-trực tràng và quá trình lưu thông máu bị cản trở là nguyên nhân gây trĩ nội.
  • Thói quen nhịn hoặc lười đi đại tiện trong nhiều giờ khiến đại tràng thường xuyên rút bớt nước từ chất thải đường tiêu hóa, khiến phân càng khô cứng và khó ra ngoài.
  • Do đó người bệnh thường xuyên phải rặn để tống phân ra ngoài. Nếu để càng lâu, tình trạng này diễn ra thường xuyên nguy cơ cao mắc trĩ nội.
  • Do chế độ ăn uống quá no, ngồi xổm quá lâu hoặc những căng thẳng trong công việc và cuộc sống cũng là 1 trong những  nguy cơ bị trĩ nội.

Hướng dẫn chẩn đoán bệnh trĩ nội

Vị trí của trĩ nội nằm bên trên đường lược nên thường khó quan sát thấy bằng mắt thường từ bên ngoài vào trong. Ba phương pháp chính dưới đây giúp chẩn đoán bệnh trĩ nội và loại trừ các bệnh lý đường tiêu hóa khác:

  • Kiểm tra trực tràng: Bác sĩ sẽ đeo găng tay và thoa một ít hóa chất bôi trơn để kiểm tra xem liệu có bất thường nào trong trực tràng của bạn hay không.
  • Nội soi: Là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán trĩ nội, dùng ống nội soi để nhìn rõ hơn hình ảnh phần bên dưới của đại tràng và trực tràng.
  • Xét nghiệm phân tìm máu trong phân, xét nghiệm máu để đánh giá thiếu máu.

    Hình ảnh nội soi trĩ nội
    Hình ảnh nội soi trĩ nội

Điều trị trĩ nội như thế nào?

Trĩ nội có 4 cấp độ từ 1 đến 4 tương ứng tới bệnh từ nhẹ tới nặng. Do đó, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ khác nhau mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.  Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh trĩ có thể khỏi và không gây biến chứng.

Điều trị bệnh trĩ nội cấp độ 1 và 2 bằng thuốc và phương pháp thắt búi trĩ.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kết hợp hoặc đơn lẻ ở dạng uống, gel bôi và thuốc đặt hậu môn.

Thông thường thuốc có tác dụng giảm sưng đau, tiêu viêm, cầm máu, tăng quá trình lưu thông, bền chắc tĩnh mạch, nhuận tràng và cần thực hiện ăn uống sinh hoạt điều độ thì việc điều trị trĩ nội độ 1 và 2 hiệu quả hơn rất nhiều.

Hình ảnh điều trị trĩ nội bằng thắt vòng cao su
Hình ảnh điều trị trĩ nội bằng thắt vòng cao su

Lưu ý khi sử dụng thuốc ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2

  • Hiệu quả của thuốc chữa trĩ chỉ có tác dụng đối với bệnh trĩ giai đoạn búi trĩ chưa sa hoặc có sa nhưng tự co lên được, tổ chức các cơ quanh hậu môn còn tốt và có thể điều trị phục hồi được.
  • Sang giai đoạn bệnh nặng thì dùng thuốc không thể khỏi bệnh được mà chỉ giúp thuyên giảm tạm thời triệu chứng bệnh, hỗ trợ cho điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp ngoại khoa.
  • Thắt búi trĩ trong điều trị bệnh trĩ là thủ thuật thắt đáy búi trĩ bằng một sợi dây thun hay vòng cao su. Phương pháp này có tác dụng ngăn chặn máu chảy đến nuôi các búi trĩ, cách chữa bệnh này khá đơn giản, được sử dụng phổ biến hiện nay. Chỉ sử dụng cho những trường hợp có búi trĩ ở độ 1 và 2, tuyệt đối không áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ độ 3 và 4.

Xem thêm: [2020] ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG THUỐC TÁO BÓN DUPHALAC CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Điều trị bệnh trĩ nội cấp độ 3 và 4

Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì cách điều trị loại bỏ trĩ nội triệt để, giảm tối đa nguy cơ tái phát là các phương pháp ngoại khoa.

Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp được lựa chọn cuối cùng sau khi những cách điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc bị bệnh trĩ nội độ 3, độ 4 có nguy cơ bị tắc mạch, hoại tử trĩ hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Phẫu thuật cắt trĩ Longo

Sử dụng súng khâu cắt tự động, dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, cắt và khâu phần mạch máu cung cấp làm búi trĩ co nhỏ lại.

Áp dụng cho nhiều loại trĩ. An toàn cho cả người bị huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng…Thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh chóng, chưa đầy 30 phút; ít gây đau đớn; nhanh phục hồi, ít phải nằm viện, có thể về sau 48 giờ.

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH chỉ tác dụng vào vùng niêm mạc búi trĩ, nơi có các tổ chức thần kinh nội tạng, không có cảm giác đau nên sau khi loại bỏ được búi trĩ thì bệnh nhân ít chịu đau đớn, vết thương nhỏ, ít mất máu và tốc độ hồi phục khá nhanh. Hơn nữa, phương pháp này rất an toàn và không gây ảnh hưởng tới tổ chức cơ thắt ở hậu môn.

Thống kê cho thấy cả 2 phương pháp trên đều có tỷ lệ biến chứng sau điều trị và tỷ lệ tái phát thấp.

Hình ảnh phẫu thuật Longo trong điều trị trĩ nội
Hình ảnh phẫu thuật Longo trong điều trị trĩ nội

Phòng bệnh trĩ nội như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh trĩ nội, cách tốt nhất là giữ cho phân mềm khi đi qua lỗ hậu môn. Có thể kể đến một số biện pháp để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ sau:

  • Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như: trái cây, rau xanh, đậu đỗ và ngũ cốc nguyên cám… giúp dễ tiêu hóa, làm mềm phân, kết hợp tránh đồ ăn cay nóng, chế biến sẵn, chất kích thích.
  • Uống ít nhất 2 lít nước lọc đều đặn mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, giúp hỗ trợ quá trình làm mềm phân.
  • Hạn chế rặn mạnh, rặn lâu, ngồi trên bồn cầu lâu khi đi vệ sinh để tránh tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, tạo thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định, tránh việc thường xuyên nhịn.
  • Tập thể dục mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ quá trình lưu thông mạch máu trong toàn bộ cơ thể, trong đó có cả hậu môn – trực tràng.

    Chế độ ăn của người bị trĩ nội
    Chế độ ăn của người bị trĩ nội
  • Khám sức khỏe định kỳ và khi có những biểu hiện bất thường về đường tiêu hóa để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.

Xem thêm:SỬ DỤNG THUỐC TÁO BÓN BISACODYL TRONG ĐIỀU TRỊ TRĨ NHƯ THẾ NÀO?