[Đánh giá] Thuốc trị trĩ Tomoko có hiệu quả không, Cách dùng, Giá bán

Tomoko

Tomoko là thuốc gì?

Thuốc Tomoko là thuốc dùng để đặc trị bệnh trĩ ở nhiều mức độ khác nhau, cùng với đó là cải thiện tình trạng táo bón và đi ngoài ra máu.

Trĩ lâu nay vẫn được coi là một chứng bệnh nan y, gây ra nhiều đau đớn cho người mắc phải. Căn bệnh này thường được chữa trị muộn do người bệnh xem nhẹ hoặc do ngại đi khám, vì vậy quá trình chữa trị thường gặp nhiều khó khăn. Trĩ thường được chia ra thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại.

Biểu hiện thường là sự đau rát, ngứa ngáy ở vùng hậu môn, đại tiện khó khăn, phân thường bị lẫn máu tươi. Ở mức độ nặng hơn, máu có thể bắn ra thành tia khi đi đại tiện, kèm theo là sự dãn các búi trĩ. Chính vì sự đau đớn và bất tiện của bệnh trĩ, mà người bệnh cần sử dụng các loại thuốc hỗ trợ để cái thiện chất lượng cuộc sống.

Thuốc chữa bệnh trĩ Tomoko được sản xuất bởi công ty CP dược trung ương Mediplantex và được phân phối bởi công ty TNHH Công nghệ dược Minh An.

Hình ảnh hộp thuốc Tomoko
Hình ảnh hộp thuốc Tomoko

Thành phần chính và hàm lượng

  • Hoàng cầm: có hàm lượng là 500mg.
  • Phòng phong: có hàm lượng là 500 mg.
  • Chỉ xác: có hàm lượng là 500mg
  • Dương quy có hàm lượng là 500mg
  • Hòe giác: có hàm lượng là 1000 mg.
  • Địa du: có hàm lượng là 500 mg.
  • Dạng bào chế và đóng gói: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Một hộp thuốc có 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nang cứng.

Thuốc Tomoko có tác dụng gì?

Hoàng cầm:  Hoàng cầm có tên khoa học là Scutellaria baicalensis, thuộc họ Lamiaceae. Hoàng cầm là một loại cây thân cỏ sống dai, chiều cao trung bình từ 20 đến 50 cm, rễ phát triển thành củ. Thân mọc thẳng đứng, chia thành các nhánh, bề mặt có lông tơ hoặc trơn nhẵn. Hiện nay, nguồn dược liệu này vẫn được nhập nhiều ở trung Quốc, có tiến hành trồng thử ở Việt Nam nhưng hiệu quả chưa cao. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thành phần hóa học chính trong hoàng cầm là tĩnh dầu và các dẫn xuất của flavonoid. Một số tác dụng dược lý của hoàng cầm có thể kể đến như: làm giãn các mạch máu, diệt khuẩn và kháng khuẩn rất tốt.

Chỉ xác: Chỉ xác có tên khoa học là Citrus hystrix, thuộc họ cam (Rutaceae). CHỉ xác là loại cây thân gỗ, nhẵn bóng, không gai, không lông tơ, chiều cao trung bình từ 2 đến 10 m. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, gồm các hoa nhỏ có màu trắng, nở nhiều vào các tháng từ 2 đến 4 và ra trái vào tầm tháng 5 đến tháng 8. Chỉ xác hiện nay đã được trồng ở một số tỉnh như Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An của nước ta. Bộ phận được dùng làm thuốc là quả chưa chín. Chỉ xác có thành phần là Neohesperidin, vì vậy nó có thể gây co mạch, ngoài ra nó còn được dùng để trị táo bón, đi ngoài ra máu, gan kém hoạt động.

Hòe giác: cây hòe có tên khoa học là Fructus Sophorae, thuộc họ đậu Fabaceae. Hòe là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 5 đến 6m, trên thân và cành rải rác những đốm màu trắng. Hoa mọc thành chùm có màu trắng, nở nhiều vào tháng 5 đến tháng 8 và cho ra quả từ tháng 9 đến tháng 10. Hòe giác chính là nụ của hoa hòe. Cây hòe có thể trồng làm cảnh và làm thuốc không chỉ có ở Việt Nam và còn ở Trung Quốc, Nhật Bản , Lào, Campuchia,…Thành phần hóa học chính trong nụ hòe là rutin. Chất này là một chất có tác dụng rất tốt với thành mạch máu, vì vậy vị thuốc hòe giác được dùng để cầm máu, làm bền thành mạch, giảm tính thấm của mao mạch. Ngoài ra, hòe giác cũng có tác dụng giảm co thắt, sát khuẩn, chống lại các tổn thương viêm, loét.

Phòng phong: Phòng phong có tên khoa học là Ledebouriella seseloides, thuộc họ Cần ( Apiaceae). Phòng phong là cây thân gỗ, sống nhiều năm, có chiều cao khoảng 1m trở lên. Lá kép lông chim, cụm hoa màu trắng. Phòng phong phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, ở Việt Nam ta chưa được trồng. Bộ phận dùng của cây là rễ, thành phần hóa học chính là tinh dầu, các acid hữu cơ, manitol, phenol. Theo y học hiện đại, phòng phong có một số tác dụng nổi bật như: kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, ổn định nhiệt độ cơ thể.

Tomoko được bào chế từ thành phần thảo dược
Tomoko được bào chế từ thành phần thảo dược

Đương quy: Đương quy có tên khoa học là angelica sinensis, họ Cần ( Apiaceae). Đương quy thuộc loại cây thân nhỏ, sống nhiều năm, chiều cao trung bình chỉ từ 40 đến 80 cm, dọc thân có các rãnh nhỏ. Lá kép lông chim, các lá mọc so le nhau. Hoa mọc thành tán, gồm từ 12 đến 40 hoa nhỏ, màu xanh trắng, mùa ra hoa là vào tháng 7 đến tháng 8. Đương quy được trồng nhiều ở Trung Quốc và Triều Tiên, và đây cũng là hai nơi cung cấp chính đương quy cho nước ta. Hiện nay, tại Việt Nam, đương quy đang được trồng thử nghiệm ở khu vực Sapa, tỉnh lào cai, tuy nhiên hiệu quả đạt được lại không được cao. Rễ đương quy là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, thành phần chính của nó là tinh dầu và một số acid béo tự do. Tác dụng dược lý của đương quy có thể kể đến như: giãn động mạch vành giúp lượng máu đến nuôi cơ tim nhiều hơn, giảm tiêu hao oxy ở cơ tim, ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông gây tắc mạch; tác dụng giảm đau, chống viêm rất hiệu quả.

Địa du: Địa du có tên khoa học là Sanguisorba officinalis, thuộc họ hoa hồng Rosaceae. Cây địa du thuộc loài thân thảo, chiều cao trung bình từ 0,5 đến 1m. Lá kép lông chim, lá chét hình bầu dục, mép lá có răng cưa. Cụm hoa mọc hình bông, có màu hồng tím. Cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Việt Nam ta đã có nhập về nhưng chưa được trồng phổ biến. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ cây. Trong lâm sàng. Địa du có tác dụng cầm máu, giảm sưng đau, trị đại tiện ra máu, kiết lỵ ở trẻ em, giảm viêm, kháng khuẩn.

Công dụng của thuốc Tomoko

Thuốc Tomoko có một số công dụng như:

  • Cân bằng, ổn định thân nhiệt.
  • Giảm sưng đau, ngứa ngáy, đỏ rát ở các búi trĩ.
  • Giảm tình trạng chảy máu ở các búi trĩ.
  • Tăng tính bền vững của thành mạch.
  • Giảm viêm và kháng khuẩn.
  • Giảm tiết dịch gây bết dính, ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn.
  • Tăng sự đàn hồi, linh hoạt của cơ vòng hậu môn.

Chỉ định

Thuốc Tomoko được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh trĩ ở nhiều mức độ khác nhau bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Táo bón kinh niên, đại tiện ra máu.
  • Dùng để dự phòng bệnh trĩ khi có các dấu hiệu như táo bón nhiều năm, đau rát, ngứa ngáy.

Chống chỉ định

  • Những trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú vì thuốc xuất hiện trong sữa và qua hàng rào nhau thai.
  • Đối với người lớn tuổi hoặc trẻ em nhỏ hơn 8 tuổi nên cân nhắc khi sử dụng thuốc do cơ thể những bệnh nhân này rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi thuốc.
Thuốc Tomoko bào chế dưới dạng viên nang cứng
Thuốc Tomoko bào chế dưới dạng viên nang cứng

Cách sử dụng thuốc trị trĩ Tomoko

Cách dùng: Do thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, nên bạn chỉ cần uống thuốc với nước ấm. Tránh nhai nát hay đập nát viên thuốc vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Để tăng hiệu quả chữa trĩ, trong quá trình dùng thuốc, bạn nên ăn thật nhiều rau xanh và uống nhiều nước, tránh các đồ ăn, đồ uống cay nóng, chứa các chất kích thích.

Liều dùng: Mỗi ngày, uống thuốc 3 lần, mỗi lần uống 2 viên thuốc.

Dùng thuốc liên tục  trong vòng từ một đến hai tháng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tác dụng phụ của thuốc Tomoko

Do thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên nên vẫn chưa ghi nhận được tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, vì vậy nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu không tốt nào nghi là do thuốc gây ra thì cần hỏi lại bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng

  • Trong quá trình sử dụng thuốc nên tích cực uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Do thuốc không có các tác dụng phụ lên thần kinh TW, nên người lái xe và vận hành máy móc có thể yên tâm sử dụng thuốc.
  • Thuốc Tomoko cần được bảo quản ở điều kiện khô ráo, sạch sẽ, độ ẩm vừa phải, nhiệt độ khoảng 30 độ C, không để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Khi dùng thuốc, bóc ra viên nào phải dùng viên đó, không để hở ở môi trường bên ngoài có thể làm thuốc bị nhiễm khuẩn, chảy nước, oxy hóa.
  • Trong quá trình dùng thuốc, bạn cần phải theo dõi hạn sử dụng ghi trên bao bì, không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hay những thuốc có sự biến đổi về màu sắc và mùi vị.

Tương tác của thuốc Tomoko với các thuốc khác

Tương tác thuốc là sự tương tác xảy ra khi sử dụng chung hai hay nhiều thuốc. Sự tương tác này thường gây ra hệ quả không tốt với các thuốc cùng sử dụng. Hiện nay vẫn chưa có thông tin về sự tương tác của thuốc Tomoko, nhưng trong khi dùng thuốc, nếu bạn có mong muốn dùng thêm một loại thuốc khác thì cần xin lời khuyên của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.

Dược động học

  • Hấp thu: thuốc được hấp thu qua lớp niêm mạc mỏng ở hậu môn, tại đây có nhiều mạch máu và hầu như thuốc không được chuyển hóa bước 1 qua gan vì vậy hiệu quả hấp thu cao.
  • Phân bố: các phân tử thuốc được gắn với protein và vận chuyển trong vòng tuần hoàn.
  • Chuyển hóa: thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan.
  • Thải trừ: Thải trừ chủ yếu theo đường nước tiểu.
Thuốc Tomoko - điều trị tình trạng trĩ nội, trĩ ngoại
Thuốc Tomoko – điều trị tình trạng trĩ nội, trĩ ngoại

Triệu chứng quá liều và xử trí

Khi sử dụng quá liều Tomoko, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng quá liều như: đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tụt huyết áp.

Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nghi là do quá liều thuốc gây nên, bạn phải ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Thuốc Tomoko giá bao nhiêu?

Thuốc trị trĩ Tomoko có giá khoảng 180.000 đến 200.000 VNĐ một hộp. Tùy từng nhà thuốc giá cả có thể chênh lệch nhưng không đáng kể.

Thuốc Tomoko có thể mua ở đâu?

Thuốc tiêu trĩ Tomoko hiện có bán tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc. Ngoài ra bạn đọc cũng có thể tìm mua sản phẩm trên những website uy tín trên mạng, nhưng nên cẩn thận để tránh hàng giả, hàng nhái.

Xem thêm:

Thuốc trị trĩ Veinofytol có tốt không hay chỉ là lừa đảo?

Thuốc Hesmin 500mg trị bệnh trĩ mua ở đâu? Giá bán?