Bệnh nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Venrutine có hoạt chất chính là Rutin

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Tình trạng đau rát, chảy máu hậu môn khi đại tiện hay tiểu tiện không chỉ là triệu chứng của căn bệnh trĩ mà còn do một triệu chứng khác – nứt kẽ hậu môn. Đây là loại bệnh lý xuất hiện vết rách, rạn, nứt niêm mạc quanh vùng hậu môn do một số nguyên nhân khách quan như táo bón dẫn đến cố gắng rặn phân, hoặc cơ địa khô nóng.

Nứt hậu môn được bắt gặp ở rất nhiều độ tuổi nhưng đa số là tuổi trung niên, hoặc cũng có nhiều trường hợp chảy máu vùng đại tiện ở tuổi thiếu niên dẫn đến tình trạng này. Thông thường căn bệnh này có rất nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy thuộc vào cách cải thiện chế độ ăn uống, đời sống sinh hoạt mà bệnh có thể diễn biến theo chiều tăng hoặc giảm.

Ảnh minh họa nứt kẽ hậu môn
Ảnh minh họa nứt kẽ hậu môn

Triệu chứng này xuất hiện rất nhiều biến chứng như sau:

  • Nứt kẽ hậu môn mãn tính: Nếu không kịp thời điều trị, sau 6 tuần sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Giai đoạn nứt kẽ hậu môn tái phát sau điều trị.
  • Nứt kẽ hậu môn sâu: vết rách ban đầu không những không lành lại mà còn nứt sâu vào trong vòng hậu môn, khi đến giai đoạn này, người bệnh phải điều trị bằng thuốc hoặc có thể phải phẫu thuật nếu đã quá nặng.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Vùng hậu môn trực tràng bị viêm nhiễm: khi người bệnh đã phát hiện ra tình trạng viêm nhiễm khu vực hậu môn mà không chữa kịp thời mà để chúng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn thì lúc ấy, lớp nên mạc quanh vùng hậu môn sẽ tạo ổ loét khi phân rắn được thải ra hay nói cách khác, khi vùng tổn thương xuất hiện sự căng giãn. Lúc này, hậu môn sẽ bị giãn ra cực độ, cho đến khi không chịu được nữa thì vết nứt bắt đầu hình thành, cùng với đó, khi sức bền bị giảm cũng là lúc các loại vi khuẩn gây viêm, ngứa sẽ sản xuất ra một loại men làm phân hủy chất keo có tác dụng giảm đau rát, nứt nẻ hậu môn.

Trong hậu môn bị viêm xơ cơ, thắt chặt: khi trong hậu môn người bệnh hình thành khối viêm xơ thì chúng sẽ bắt đầu làm cho ổ loét càng ngày càng rộng ra, không thể lành lại. Lý do là trương lực sẽ tăng mạnh, đồng thời cơ thắt chặt lại khi khối cơ làm co thắt hậu môn phì đại.

Người có tiền sử mắc bệnh liên quan đến đại tràng, viêm đại tràng, hoặc bệnh crohn, hay ung thư hậu môn, vùng trực tràng.

Xuất hiện tình trạng loét thiếu máu khi vùng tổn thương, bị loét ra tại hậu môn bị thiếu máu dẫn đến không thể lành lại kịp thời.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Người bị HIV, lao, giang mai, lậu, lao hậu môn, trực tràng,… có khả năng cao mắc chứng bệnh kể trên.

Do cơ địa của từng người, có những cơ thể sở hữ cơ địa xấu, luôn bị nóng trong, độc tố,… dẫn đến khô hạn vùng hậu môn, bị viêm sưng, nứt kẽ hậu môn.

Phụ nữ sau khi sinh bằng phương pháp rặn để tự nhiên cũng dễ dàng gặp tình trạng nứt nẻ này, hoặc các trường hợp cắt mổ, phẫu thuật trĩ, hẹp hậu môn, bị chấn thương.

Ngoài ra, còn do nhiều nguyên nhân khác như: phải rặn mạnh, cố gắng rặn phân do phân cứng, phân to, táo bón. tiêu chảy cấp, trong thời gian dài. hoặc là sở thích quan hệ tình dục ngã hậu môn của từng người.

Những biểu hiện, triệu chứng của bệnh nứt hậu môn

Cực kỳ giống với trĩ, đều có thể xảy ra hiện tượng chảy máu trực tràng, căn bệnh rạn nứt hậu môn bao gồm các dấu hiệu dưới đây:

  • Luôn cảm thấy đau rát, vùng hậu môn ở dưới hạ thân có cảm giác như bị lửa đốt, xé rách,… khiến cho người bệnh ngần ngại khi đi tiểu tiện, đại tiện, luôn trong tình trạng mệt mỏi, mất ăn, mất ngủ, xanh xao, tinh thần sa sút. Mỗi lần đau diễn ra trong vài giờ hoặc có thể hơn thế nữa.
  • Khi đi vệ sinh sẽ bị chảy máu hoặc phân cùng máu bị dính vào quần áo.
  • Vùng hậu môn luôn bị ngứa ngáy, gây cảm giác khó chịu.
  • Những vết rách có thể sờ thấy được, hoặc khi sờ vào hậu môn sẽ cảm nhận rõ sự đau rát.
  • Ngay cạnh vết rạn sẽ cảm thấy xuất hiện những mẩu da thừa trên đó.

Tình trạng nứt kẽ hậu môn được chia làm 3 giai đoạn với những biểu hiện rõ rệt:

  • Lượng phân bị đào thải di chuyển qua hậu môn khi đi vệ sinh.
  • Đau đớn kéo dài trong vài phút thì hết.
  • Cơn đau tiếp tục tăng mức độ, sau đó đột ngột tan biến.

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng cách nào?

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về các hướng điều trị căn bệnh này, ta cùng xem xét những biện pháp để chẩn đoán chính xác triệu chứng kể trên. Về cơ bản, trên thực tế, có 2 cách chính để xác định bệnh:

  • Biện pháp lâm sàng: đây là cách trực tiếp, để xác định xem người bệnh có bị rạn hậu môn hay không, nhân viên y tế sẽ đưa ngón tay của mình vào rà soát vùng hậu môn của bệnh nhân và cảm nhận sự co thắt, kiểm tra xem có xuất hiện bị viêm, xơ hay không. Hoặc có thể quan sát trực tiếp và đưa ra kết luận.
  • Biện pháp xét nghiệm: thường liệu pháp này còn dùng để tìm ra các bệnh khác như ung thư trực tràng, viêm loét đại trực tràng,…và điều tra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chúng. Có 3 cách để xét nghiệm phù hợp cho từng độ tuổi:
  • Nội soi vùng trực tràng: đối với bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ triệu chứng của ung thư đại tràng hay các bệnh lý liên quan đến ruột non dưới 50 tuổi thì áp dụng phương pháp này.
  • Nội soi vùng đại tràng: thường thì liệu pháp này sẽ thăm dò hoàn toàn phần đại tràng của người bệnh, dùng cho bệnh nhân trên 50 tuổi.
  • Đo áp lực vùng hậu môn: liệu pháp kể bên sẽ xem xét độ nhạy cảm và chức năng của trực tràng đồng thời so sánh trương lực co thắt hậu môn có gì khác so với trạng thái bình thường hay không.
Cách điều trị nứt kẽ hậu môn
Cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Từ kết quả kiểm nghiệm mà ta sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp với từng mức độ của triệu chứng. Dưới đây là 3 hướng chữa bệnh phổ biến nhất:

  • Chữa trị tại nhà: Dùng cho những bệnh nhân gặp tình trạng bệnh vẫn còn nhẹ. Chỉ cần thực hiện những thay đổi nhỏ trong nếp sống sinh hoạt thường ngày như xây dựng thực đơn lành mạnh cùng chế độ luyện tập thể dục đều đặn, thường xuyên, cùng với đó, mỗi buổi tối nên ngâm hậu môn vào một chậu nước ấm để giảm tình trạng đau rát cũng như hạn chế bệnh trở nên xấu đi, hoặc có thể tránh các thao tác dẫn đến trầy xước, tổn thương hậu môn bằng cách rửa hậu môn bằng nước hoặc lau bằng giấy mềm sau khi đi đại, tiểu tiện,…. Nhờ đó, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng trong thời gian không quá dài.
  • Chữa trị bằng thuốc: Đối với trường hợp bệnh nhân nứt hậu môn ở mức độ trung bình, nên điều trị bệnh bằng cách uống thuốc kháng sinh, thảo dược, thuốc đặc trị,… hằng ngày kết hợp cùng bôi kem trực tiếp vào bộ phận hậu môn để vết thương nhanh lành lại, phục hồi hiệu quả. Lưu ý nên hỏi ý kiến y bác sĩ, nhân viên y tế trước khi sử dụng thuốc và tìm được loại thuốc phù hợp cho việc điều trị.
  • Chữa trị bằng cách phẫu thuật: trong  trường hợp bệnh đã quá nặng, trở thành mãn tính thì nên điều trị bằng tiểu phẫu. Bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở uy tín để khám cùng chữa trị, tránh tình trạng nhiễm trùng, đau đớn quá độ sau quá trình phẫu. Tuy nhiên, do liệu trình này khá đơn giản nên thường không để lại biến chứng lớn, người bệnh có thể yên tâm thực hiện.

Trên đây là một số thông tin cần thiết liên quan đến căn bệnh rạn nứt kẽ hậu môn. Qua đây, mọi người hãy tìm cho mình phương pháp điều trị phù hợp để căn bệnh trở nên thuyên giảm, dễ dàng hơn.

Xem thêm:

Bệnh ngứa hậu môn: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị